Bài luận về phong tục tập quán ngày Tết của Việt Nam bằng tiếng Anh.

Hiểu và viết luận về phong tục tập quán ngày Tết của Việt Nam đã rất khó vậy thì viết bằng tiếng Anh không mấy dễ dàng đúng không các bạn?

Bài viết liên quan: 

Dàn ý viết thư xin việc bằng tiếng Anh

Làm thế nào để viết được một đoạn văn hay bằng tiếng Anh,

Topic “the value of music in the happiness of man”

Từ và cụm từ về Tết của người Việt.

Phong tục tập quán ngày tết của Việt Nam- Vietnamese traditional custom.

Vietnam is a country that has thousands of years of history. Like many other countries in the world, Vietnam has a culture of its own identity that carries the most typical is the Lunar New Year. It is these features that make manners, shape and identity of the people in Vietnam.

Lunar New Year is the most important occasion in Vietnam. Lunar New Year, according to the Vietnamese called Tet Nguyen Dan. “Nguyen” is to start, “Dan” is a new day. “Tet Nguyen Dan” is to start a new year, to welcome Spring with everything in its newest appearance. A new year comes with good luck and in the mean time, all of the bad luck will be gone, together with the passed year. “Tet Ta” (Lunar new year) is affected by Chinese Lunar New Year and East Asia Traditional Circle so that “Tet Ta” comes after New Years Eve. According to the old rule: 3 even years/a month of the Lunar Calendar, so the first day of the year is never before Jan 21st or after Feb 19th. Normally, this day will come from about the end of Jan to mid of Feb. The Lunar New Year lasts for 7-8 days of the passed year and 7 days of the new year.

According to East Asian culture and history of China, the origin of Lunar New Year from Three Sovereigns and Five Emperors and change from time to time. According to folk beliefs, the New Year started from the concept “Thankfully the rain to sunshine”, as well as originating from “tiet” (weather) upon under the operation of the universe, expressed in the cycle times the Spring – Summer – Fall – Winter, which, with a very special meaning for an agricultural country like Vietnam. Farmers for this is the occasion to commemorate the gods are related to agricultural land as the god of rain, thunder god, the god of water … Farmers do not forget to thank the animals which help them farm work like cattle,  poultry and they also thank others food crops, food to feed them.

The Vietnamese concept that everything in Lunar New Year must be very new and soon. So before Tet more than 2 weeks, the family prepare to celebrate.  They are usually cleaning, decorating their house with apricot blossom, peach blossom, kumquat, couplets or festival painting. Preparation-work for the day of the Vietnamese New Year usually starts from December 23, the day that the Vietnamese dedicate Kitchen God. Some rural families still keep the tradition planting named “Neu”, while in the city, this custom has been forgotten. According to tradition, the tree is raised up against the devil and the ominous. the tree is often referred to hang or decorate what is considered to scare the devil as: garlic, cactus, effigies and Pandan. Before Tet, the Vietnamese also prepare chung cakes , day cake and hearty dishes to dedicate to their ancestors.

        New Year’s Day may be the 30th December (for full year) or December 29 (for shortage year). This day family reunion dinner together for the New Year. Between the 30th (or 29th) of December and 1 January, is the most important moment of the festival.It marked the transfer of the old year and new year, called Eve (Giao Thua). In recognition of this moment, people often make two trays. A tray of worship to ancestors at the altar in his house and a tray of worship Heaven and Earth in the front yard. Arrangements the altar of Vietnamese families usually have an altar ancestors, grandparents.The decoration and altar arrangements vary according to each house. However, on the altar every home always display two cane on either side as to the instrument for carrying on with the grandchildren and leading spirits from the sky on the lower boundary. At the same time on the altar also has a tray of five fruits expressed desire of the owner by the name, colours and their arrangement.

           In addition, during public holidays are also customary forth. Many people view A day “opened” a new year. They said that on this day, if all goes smoothly, good luck for the whole year, would also be good, convenient. Right after the countdown time, anyone who steps outside into the home with new year wishes are considered to have stormed the land for their home. Moreover, referring to the lunar new year, people cannot help mentioning the continuing exodus, picking fortune, burn votive, congratulated, visiting, receiving lucky money, etc. All this rules are expressed wishes of the people of a prosperous new year, families are healthy, well off, warmth.

         And indispensable in the New Year is the traditional dish. First to mention are chung cake, day cake associated with the legend of the same name. The legend tells that King Hung Vuong sixth looking for some twenty sons, one who truly virtuous to the throne should have the conditions: not necessarily the eldest son, who gratify the first king ceremony will be hereditary. The prince racing festival truly post-shopping, delicious. Lang Lieu, the son of the eighteenth, very sad for the poor, only grown accustomed to potatoes, rice, do not know where to get the ceremony delicacies like the other prince. After a night’s dream, a hint gods, he took his sticky rice, green beans and pork buns in two things, the type of round, square type for father. King find delicious cakes, again express profound meaning he should take two bread ceremony Heaven, Earth and First King ceremonies, naming round cake is day cake, square cake is chung cake and throne to Lang Lieu. Since then, the chung cakes, day cakes worship ancestors become indispensable traditions of Vietnam’s Tet.

The legend of chưng cake symbolizes conception of the universe of ancient Vietnamese people, while emphasizing the importance of rice and natural rice culture. The legend above want to remind children about the tradition of filial piety, respects; explanation of the meaning and origins of the Earth Cake. This is the beauty of the traditional culture of the nation.

          One of the traditional dishes of ethnic is jam. The jam trays is not only delicious by the appearance but also carry different meanings. Whether it’s somewhere in the world, the familiar images such as twigs yellow apricot, green chung cakes, red couplets, jam tray Festival, … every time be mentioned that the Vietnamese to think of the New Year in hometown . Probably just about every spring, the Festival jam tray becomes sweet, meaningful. At Tet, almost every family put on their table all kinds of candies, jams Festival. First is to inviting guests , then the whole family to gather together and enjoy. Many kind of jam are put on the same tray is meant desired harmony, reunion.

For every country, in every period of history, culture, national traditions and language is the foundation of the social spirit, the motivation and goals of development, soul, strength life of the nation, that nation. Therefore, the preservation and promotion of cultural identity, national traditions play a very important role in the construction and development of the country. Through the customary of New Year’s Day, the more we love hometown, country, Vietnamese people, saying to myself will try to study and train hard to preserve, promote and introduce the definition nice to her friends in the world.

Bản dịch:

Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam

 có một nền văn hóa mang bản sắc riêng mà tiêu biểu nhất là Tết Nguyên Đán. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.

Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam. Nguyên là bắt đầu, Ðán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Ðán tức là Tết bắt đầu năm, mở đầu một năm mới với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang. Năm mới đến, những sự may mắn mới cũng đến và bao nhiêu điều đen đủi không may của năm cũ đều theo năm cũ mà hết. Tết Ta theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á, nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).  Theo Văn hóa Đông Á và lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Còn theo tín ngưỡng dân gian, Tết bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, cũng do xuất xứ từ “tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó, có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta. Người nông dân cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.

Người Việt Nam quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới. Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn và trang trí nhà cửa bằng cành mai, cành đào, cây quất hay những câu đối hoặc tranh tết.

Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo (Táo quân). Một số gia đình ở nông thôn vẫn còn gìn giữ phong tục dựng cây nêu, trong khi ở thành phố, phong tục này đã bị lãng quên. Theo phong tục, cây nêu được dựng lên để chống lại quỷ dữ và những điềm gở. Cây nêu thường được treo hoặc trang trí thêm những thứ được coi là để dọa ma quỷ như: tỏi, xương rồng, hình nộm và lá dứa. Trước ngày Tết, người Việt cũng chuẩn bị bánh chưng, bánh dày và các món ăn thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên.

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Sắp dọn bàn thờ trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà. Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau tùy theo từng nhà. Tuy nhiên, trên bàn thờ mỗi nhà luôn bày hai cây mía ở hai bên như để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới. Đồng thời trên bàn thờ cũng có một mâm ngũ quả thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.

Ngoài ra, trong dịp lễ Tết còn có phong tục xông đất. Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một “khai trương” một năm mới. Họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Hơn thế nữa, nhắc đến Tết, người ta không thể không nhắc đến các tục xuất hành, hái lộc, chúc tết, thăm viếng, mừng tuổi, hóa vàng,…. Tất cả các tục lệ lâu đời này đều thể hiện ước nguyện của mọi người về một năm mới an khang thịnh vượng, gia đình khỏe mạnh, sung túc, ấm no.

Và không thể thiếu trong dịp Tết là những món ăn truyền thống. Đầu tiên, có lẽ phải kể đến bánh chưng bánh dày gắn liền với sự tích cùng tên. Sự tích kể rằng: vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh dày, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh dày cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

Sự tích Bánh Chưng, Bánh Dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính; lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Dày là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.

Một trong những món ăn truyền thống khác của dân tộc là mứt. Khay mứt Tết không chỉ thơm ngon bởi hình thức bên ngoài mà mỗi một loại mứt đều mang một ý nghĩa khác nhau. Dù là ở đâu trên thế giới, những hình ảnh quen thuộc như cành mai vàng, bánh chưng xanh, câu đối đỏ, khay mứt Tết,…mỗi khi được nhắc đến là những người con đất Việt lại liên tưởng ngay đến ngày Tết quê hương.

Có lẽ chỉ mỗi dịp xuân về thì khay mứt Tết lại trở nên ngọt ngào, ý nghĩa. Ngày Tết, hầu như gia đình nào cũng bày trên bàn khách của mình đủ loại bánh kẹo, mứt Tết. Trước là để đãi khách đến chơi, sau là để cả nhà cùng quây quần bên nhau thưởng thức. Nhiều loại mứt được bày trên cùng 1 khay còn có ý nghĩa mong muốn sự hòa hợp, sum họp đoàn viên.

Với mỗi quốc gia, trong mọi giai đoạn lịch sử, bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc và ngôn ngữ luôn là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển, là linh hồn, sức sống của quốc gia, dân tộc đó. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Qua những phong tục tập quán ngày Tết, ta càng thêm yêu hơn quê hương, đất nước, con người Việt, tự nhủ với bản thân sẽ cố gắng học tập, rèn luyện chăm chỉ để giữ gìn, phát huy và giới thiệu những nét đẹp ấy tới bạn bè năm châu.

 

 

-Sưu tầm