Đoạn văn là chuỗi các câu liên kết với nhau và đều liên quan tới một chủ đề. Một đoạn văn trong tiếng Anh thường dài 100 đến 150 từ. Có nhiều loại đoạn văn: mô tả người/ vật, kể lại một câu chuyện, hướng dẫn, so sánh, phân loại hoặc mô tả nguyên nhân, kết quả…. Tuy nhiên cấu trúc của các đoạn văn thường bao gồm ba phần: câu mở đoạn, thân đoạn và câu kết đoạn.
Khi viết đoạn văn không nên viết tắt và nên dùng từ ngữ học thuật (academic).
Bạn hãy xem cấu trúc của đoạn văn thông qua đoạn văn mẫu sau:
People who wish to learn a foreign language may have a number of reasons for doing so. Firstly, those who find themselves living temporarily or permanently in the foreign language community will have to learn the language to survive in that community. Secondly, many students study a foreign language only because it is part of their school curriculum. Thirdly, some students learn the language because they want to know more about the people who speak it and the places where it is spoken. Finally, some people want to learn a foreign language as they think it offers, in some general ways, a chance for advancement in their daily lives. It is obvious that there are several possible reasons for studying a language. (Câu in đậm là mở đoạn và kết đoạn)
1. Câu mở đoạn hay còn gọi là câu chủ đề (topic sentence).
+ Thường đứng ở đầu đoạn văn. Câu này có thể đứng ở một số vị trí khác nhưng đối với học sinh phổ thông, bạn nên viết câu chủ đề ở vị trí đầu tiên. Câu mở đoạn giúp người đọc hiểu rõ đoạn văn sẽ viết về vấn đề gì.
+ Câu chủ đề phải có hai phần: Chủ đề (topic) và ý chính (controlling idea). Trong câu chủ đề ở đoạn văn mẫu trên, phần People who wish to learn a foreign language là chủ đề và may have a number of reasons for doing so là ý chính.
2. Thân đoạn.
Thân đoạn bao gồm câu bổ trợ (supporting sentences). Các câu này sẽ hỗ trợ và giải thích ý chính trong câu mở đoạn. Tùy theo từng loại (mô tả, kể chuyện, hướng dẫn làm một việc gì đó, so sánh …) mà có cách sắp xếp các câu bổ trợ khác nhau. Các ý chính được nối với nhau bởi các liên từ như: Firstly; Secondly; moreover, …finally. Nhờ vậy, đoạn văn trở nên logic và mạch lạc hơn rất nhiều.
Firstly, those who find themselves living temporarily or permanently in the foreign language community will have to learn the language to survive in that community. Secondly, many students study a foreign language only because it is part of their school curriculum. Thirdly, some students learn the language because they want to know more about the people who speak it and the places where it is spoken. Finally, some people want to learn a foreign language as they think it offers, in some general ways, a chance for advancement in their daily lives.
3. Kết đoạn.
Câu này thường đứng cuối câu, được tóm tắt các thông tin trong bài hoặc viết lại câu chủ đề bằng từ ngữ khác.
Sau khi nghiên cứu 1 bài viết mẫu, chúng ta có thể rút ra bài học như sau:
CẤU TRÚC CỦA MỘT ĐOẠN VĂN
1. The topic sentence (câu chủ đề)
– Là câu đầu đoạn văn và cũng là câu quan trọng nhất trong đoạn.
– Câu này nêu vắn tắt nội dung mà đoạn văn sắp trình bày.
2. The controlling idea (Ý tưởng chủ đạo)
-Thường được đề cập trong câu chủ đề.
– Lật mở trọng tâm của cả đoạn văn.
– Giới hạn chủ đề của đoạn văn thành những vấn đề cụ thể.
– Các cụm từ dùng để diễn đạt controlling idea (Ý tưởng chủ đạo):
Two main types (2 loại chính)
Three groups (3 nhóm)
The following (như sau)
Several problems (nhiều vấn đề)
Several ways (nhiều cách)
Two aims (2 mục tiêu)
Results (các kết quả)
Several reasons (nhiều lí do)
Four steps (4 bước)
Two classes (2 nhóm)
These disadvantages (những bất lợi sau đây)
Three main causes (3 nguyên nhân chính)
Three characteristics (3 đặc điểm)
Three effects (3 hậu quả)
Three kinds (3 loại)
– Các tính từ dùng để diễn đạt controlling idea (Ý tưởng chủ đạo):
Suitable (thích hợp)
Unsuitable (ko thích hợp)
Good
Unhealthy
Successful
Unsuccessful
Beneficial (có ích)
Bad
Harmful (có hại)
Fortunate (may mắn)
Unfortunate (ko may)
3. The supporting sentences (các câu giải thích cho câu chủ đề)
– Đưa ra các ý chính để giải thích, chứng minh cho câu chủ đề.
– Các liên từ dùng để liên kết các ý chính trong phần thân bài:
Firstly……….. Secondly………. Lastly
In the first place (đầu tiên)……….. Also (tương tự như thế)……….. Lastly (cuối cùng)
Generally (nhìn chung) …….. Furthermore (hơn nữa) …….. Finally (cuối cùng)
To be sure (chắc chắn rằng) …….. Additionally (thêm vào đó) ……… lastly (cuối cùng)
In the first place (đầu tiên) ………. just in the same way (tương tự như thế) ……… Finally (cuối cùng)
Basically (Cơ bản thì) ………….. Similarly (tương tự như thế) ………….. As well (Đồng thời)
– Các liên từ để liên kết các supporting details:
Consequently: Cho nên
It is evident that = It is apparent that = It goes without saying that = Without a doubt = Needless to say (rõ ràng rằng)
Furthermore: Hơn nữa
Additionally: Thêm vào đó
In addition: Thêm vào đó
Moreover: Hơn nữa
In the same way: Tương tự như vậy
More importantly/ remarkably…: Quan trọng hơn, nổi bật hơn…
– Các từ dùng để diễn đạt một ý khác hoặc nêu chi tiết một ý trong phần thân bài:
In other words: Nói cách khác
Specifically: Nói một cách cụ thể
4. The concluding sentence (câu kết luận)
– Là câu cuối đoạn văn
– Nhắc lại ý chính đã nêu ở câu chủ đề bằng 1 cách viết khác, đưa ra kết luận dựa trên các lập luận đã đưa ra trước đó.
– Các liên từ dùng để kết thúc 1 đoạn văn:
Indeed
In conclusion
In short
In a nutshell
=> Các cụm này đều có nghĩa là : nói tóm lại thì, cuối cùng thì, nói một cách ngắn gọn thì…
5. Chủ đề thực hành: Viết 1 đoạn văn không quá 12 câu về các chủ đề sau đây:
1. Write about your hobby
2. Write about your ideal lover in future
3. Write about your favorite subject at school
4. Write about your favorite sport
5. Write about a person you love most
6. Write about the subject you hate most at school
7. Write about your idol
8. Write about your plan for future
9. Write about your best friend
10. Describe your house
11. Write about your family
12. Write about the person you admire most
13. Write about a lesson you have learnt from someone
14. Write about your pet
_Sưu tầm-