Phân biệt ngoại động từ (transitive verb) và nội động từ (intransitive verb)

Phân biệt ngoại động từ (transitive verb) và nội động từ (intransitive verb)

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, động từ có thể được phân thành nhiều loại. Hôm nay, ENGZY sẽ chú tâm cung cấp cho các bạn hai loại động từ là ngoại động từ (transitive verb) và nội động từ (intransitive verb).

Một động từ được xếp vào ngoại động từ hay nội động từ dựa vào việc nó có cần một đột tượng khác để diễn tả một ý nghĩa hoàn chỉnh hay không. Một ngoại động từ là một động từ có nghĩa chỉ khi nó có tác động lên đối tượng nào đó. Một nội động từ có thể không cần phụ thuộc vào đối tượng nào mà vẫn có nghĩa. Một số động từ đặc biệt hơn sẽ được dùng theo cả hai cách này.

Làm quen với nội động từ và ngoại động từ - ALT
Làm quen với nội động từ và ngoại động từ – Chú thích

Khi mới tiếp xúc với hai loại động từ này, nhiều bạn học sẽ khá ngỡ ngàng và cảm thấy khó phân biệt được rõ ràng. Chính vì vậy, ENGZY sẽ chia sẻ với các bạn bí kíp nhận biết chính xác đâu là ngoại động từ, đâu là nội động từ. Nắm được những quy tắc cơ bản này, các bạn sẽ thấy dễ dàng hơn rất nhiều khi làm các bài tập, đặc biệt là các bài bị động.

1, Ngoại động từ (transitive verb):

  • Định nghĩa: Ngoại động từ diễn tả hành động tác động trực tiếp lên người nào đó hoặc vật nào đó; nói cách khác, ngoại động từ là động từ thường đi trước danh từ hoặc đại từ làm tân ngữ trực tiếp (direct object).
  • Để rõ hơn, các bạn theo dõi ví dụ sau đây:
    • Please bring water. (Hãy đem theo nước.) => Water ở đây là danh từ. Hãy thử lược bỏ danh từ đi sau ngoại động từ “bring”, câu khi đó sẽ là:
      • Please bring. (Hãy đem.): Câu lúc này không còn rõ nghĩa nữa. Hãy đem theo cái gì, đem tiền, đem ô tô, đem bạn gái??? Tiếp tục ví dụ tiếp theo nhé!
    • Son Tung invites his girlfriend to the party. (Sơn Tùng mời bạn gái của anh ấy tới buổi tiệc.) => His girlfriend ở đây là một đại từ đóng vai trò làm tân ngữ. Hãy thử lược bỏ đại từ này đi, câu khi đó sẽ là:
      • Son Tung invites to the party. (Sơn Tùng mời tới buổi tiệc.). Mời ai? Mời Bảo Anh, Issac hay Mỹ Tâm…

=> Từ 2 ví dụ trên, suy ra được ngoại động từ chỉ rõ nghĩa khi theo sau nó là danh từ hoặc đại từ làm tân ngữ trực tiếp. Bản thân ngoại động từ phụ thuộc vào đối tượng đi cùng nó.

Ngoại động từ dùng trong trường hợp nào

xxxxxxxxx

Cách dùng ngoại động từ

yyyyyyyyyyyy

2, Nội động từ:

  • Định nghĩa: Nội động từ diễn tả hành động dừng lại ở người nói hoặc người thực hiện hành động đó; nói cách khác, nội động từ là động từ không cần có tân ngữ trực tiếp (danh từ hoặc đại từ) theo sau:
  • Một số ví dụ:
    • The children are sitting. (Bọn trẻ đang ngồi.)
    • You can play now. (Bây giờ bạn có thể chơi.)
    • Don’t chat in class. (Đừng nói chuyện riêng trong lớp.)
    • The sun is rising. (Mặt trời đang mọc kìa.)

=> Nội động từ không cần có tân ngữ trực tiếp cũng đã đủ nghĩa. Bản thân nội động từ có vai trò độc lập.

3, Lưu ý:

  • Nhiều động từ vừa là ngoại động từ, vừa là nội động từ (nghĩa của  chúng có thể thay đổi)
    • We lost. (Chúng tôi đã thua.) => nội động từ
    • We lost the match. (Chúng tôi đã thua trận đấu.) => ngoại động từ
    • He runs as fast as as he can. (Anh ấy đạp xe nhanh nhất có thể.) => nội động từ
    • He has no idea how to run a business. (Anh ấy không biết cách quản lý 1 doanh nghiệp.) => ngoại động từ
    • They grow the flowers in the garden. (Họ trồng hoa trong vườn.) => ngoại động từ
    • Flowers grow in the garden. (Hoa mọc trong vườn.) => nội động từ
  • Ngoại động từ có thể có 2 tân ngữ: tân ngữ trực tiếp (direct object) và tân ngữ gián tiếp (indirect object).
    • Barack Obama sent me a letter. (Barack Obama đã gửi cho tôi một bức thư.)
    • Tân ngữ trực tiếp: me
    • Tân ngữ gián tiếp: a letter.